CHI CỤC KIỂM LÂM NINH BÌNH
VIỆN SINH THÁI RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

Thực Vật Ninh Bình

  • TRANG CHỦ
  • GIỚI THIỆU
  • BẢN ĐỒ
  • HỆ THỰC VẬT
  • TÌM KIẾM
  • TRỢ GIÚP
    Liên hệ Ứng dụng GeoPfes (ANDROID) Ứng dụng GeoPfes (IOS) Ứng dụng QRCode Plants Ứng dụng PFES Document Youtube Facebook IFEE
  • ĐĂNG NHẬP
Thuộc tính Thông tin
Tên loài Đỏm lông
Tên Latin Bridelia monoica (Lour.) Merr.
Ngành NGÀNH NGỌC LAN (HẠT KÍN)
Ngành Latin MAGNOLIOPHYTA
Lớp LỚP NGỌC LAN
Lớp Latin MAGNOLIOPSIDA
Bộ BỘ THẦU DẦU
Bộ Latin EUPHORBIALES
Họ HỌ THẦU DẦU
Họ Latin EUPHORBIACEAE
Chi Latin Bridelia
Đặc điểm Cây nhỏ cao 1 - 5m hay cây gỗ cao 6 - 20m, cành non mảnh, có lông tơ mịn màu hung. Lá hình bầu dục hay hình trái xoan, dài 4 - 12cm, rộng 2 - 4,5cm, tròn hoặc tù cả đầu và gốc, hơi cứng, nhẵn hoặc chỉ hơi có lông tơ trên các gân, có lông mềm nhạt màu ở mặt dưới, gân bên 7 - 12 đôi, cuống lá mảnh, dài 3 - 6mm, có lông, lá kèm hình mác dài, nhọn thành dùi, dễ rụng.Cụm hoa ở nách lá, thành xim co nhiều hoa, có 2 loại hoa; lá bắc rất nhỏ, không lông; hoa nhẵn, không cuống. Hoa đực có 5 lá đài hình trái xoan - tam giác, 5 cánh hoa tròn có răng ở mép, đĩa mật hình tròn và 5 nhị có chỉ nhị ngắn đính trên  một cột mang bao phấn tròn, nhụy lép hình trứng ngược hay gần hình cầu. Hoa cái có 5 lá đài hình tam giác, 5 cánh hoa hình thoi hay bầu dục, đĩa mật có 2 phần mà phần trong bao quanh bầu, bầu có 2 vòi nhụy chẻ đôi ở đỉnh. Quả gần hình cầu, đường kính 4 - 6mm, hạch có mạng sù sì; hạt 2.Loài của Ấn Độ, Mianma, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, bán đảo và quần đảo Mã Lai. Ở nước ta có gặp từ Hà Tây, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa vào Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.Thường mọc ở bìa rừng, rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi ở độ cao dưới 400m.Ra hoa tháng 4 - 7, có quả tháng 6 - 9; có nơi cây ra hoa quả quanh năm.Vỏ rễ và lá được sử dụng làm thuốc. Ở nước ta, dân gian dùng chữa tê thấp, đau xương. Ở Campuchia, người ta dùng quả chín để ăn và còn dùng trị tưa lưỡi và đẹn sởi. Ở Đài Loan, cây được xem như là có độc; còn ở Vân Nam (Trung Quốc) vỏ rễ và lá được dùng làm thuốc an thần, điều kinh và thanh nhiệt giải độc. Ở Quảng Tây, rễ dùng trị thần kinh suy nhược, kinh nguyệt không đều; lá dùng trị gãy xương và đòn ngã tổn thương. Còn ở Malaixia, lá phối hợp với lá ổi và rễ cây sim rừng (Rhodamnia) dùng nấu nước uống trị đau dạ dày và sốt cao; nước sắc lá hay vỏ được dùng trị ho; còn rễ được dùng làm thuốc cho phụ nữ sinh đẻ uống sau khi sinh 3 ngày.Gỗ nhỏ cứng, không thẳng, được dùng làm lán trại và làm củi.
Giá trị Lấy gỗ
Bảo tồn
Nguồn
Hình ảnh

Danh sách hình ảnh

Hình ảnh
Ảnh Loài Xã X Y H Tình trạng
  • TÌM KIẾM
DỮ LIỆU THỰC VẬT RỪNG NINH BÌNH

Sản phẩm được nghiên cứu, phát triển bởi: Phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D), Viện Sinh thái rừng và Môi trường (IFEE), Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (VNUF)

© 2021 VIỆN SINH THÁI RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • Phòng R&D (104), tầng 1, nhà A3,
    Viện Sinh thái rừng và Môi trường.
  • info@ifee.edu.vn
  • +84-24-22 458 161
SƠ ĐỒ TRANG
  •  TRANG CHỦ
  •  GIỚI THIỆU
  •  BẢN ĐỒ
  •  LIÊN HỆ
  •  QUẢN TRỊ